Chùa Si Muang theo dòng chảy lịch sử
Được khởi công từ năm 1566, nằm trên địa bàn trung tâm thủ đô Viêng Chăn, Chùa Si Muông là một trong điểm du lịch tâm linh của nước Lào được nhiều du khách thập phương tới chiêm bái, cầu bình an, cầu phúc.
Tương truyền rằng khi xây dựng Vientiane, Đức Vua Lào đã lấy địa điểm ở huyện Sỉ Tắc Ta Nạt để cắm cột trụ thiêng khẳng định chủ quyền lãnh thổ, đồng thời kêu gọi đến người dân hiến dâng sinh thể làm cột mốc quan trọng cho cả dân tộc. Đến ngày lành, giờ tốt sau khi lập đàn cúng bái trời đất, những người xuống đào hố chôn trụ cột thì bị đào trúng vào mạch nước ngầm, nước phun không ngớt.
Đúng lúc này Nang Sỉ, người phụ nữ đang mang đứa con trong bụng đã tình nguyện hiến sinh, trẫm mình để lấp kín mạch nước. Sau 100 ngày, hố chôn tự liền lại và nhô lên cột trụ thiêng. Mọi người lúc ấy dùng gạch xỉ xếp quanh tạo thành một ngọn đồi nhỏ cao 5m rộng 11m. Vị trí này trở thành Chau Me Sỉ Mương có hàm ý là Mẹ Sỉ làm chủ đất nước, là cột trụ trấn giữ dân tộc. Từ đó đến nay, Nàng Sỉ được tôn kính là vị thần bảo hộ thành phố.
Bên cạnh đó, cũng có sự tích gắn với hòn giả sơn sâu hậu điện. Là đôi chim hạc sinh sống tại hòn này, không biết xuất hiện từ bao giờ. Chỉ nghe người dân đồn rằng Đức Phật đã phái chim hạc bay về canh giữ cho Mẹ Sỉ cũng có thể là Mẹ Sỉ nhập vào loài chim và trở về, và tin chắc phải là một vùng đất lành, lòng người cởi mở thì loài chim này mới bay về đậu tại đây.
Chùa Sỉ Muang với kiến trúc độc đáo.
Chùa Si Muang có quy mô khoảng hơn 2 ha, được xây dựng theo cấu trúc đền chùa truyền thống của Lào, bao gồm các công trình: Nhà thờ chính thờ Phật, khu vực thờ Mẹ Sỉ Muông.
Trong khuôn viên của chùa sở hữu nhiều tượng Phật, đặc biệt nhất là bức tượng của Phật Thích Ca đặt dưới tán cây bồ đề. 6 bức tượng đứng, một bức tượng nằm là biểu trưng cho sự che trở bảo hộ thiêng liêng của Thánh Mẹ, những bức tượng này cũng là những nét chấm phá độc đáo cho công trình Chùa Si Muang.
Ngôi nhà thờ chính gồm 2 gian. Gian trước khá đơn sơ, có một nhà sư ngồi buộc chỉ vào tay cho người xin phước lành. Gian sau là gian thờ rất quan trọng trong nhà thờ chiếm phần lớn diện tích nhà thờ.
Ngôi thờ chính của Si Muang
Bên trong hậu điện của chùa, trung tâm là một khối đá lớn khá lạ. Cột đá này được xuyên thẳng xuống lòng đất và bàn thờ được đặt quanh cột đá. Đây là 1 trong 2 cột trụ trấn giữ cho thành phố Vientiane, trong đó cột ở Si Muang là cột mẹ, còn cột cha nằm ở That Luang bảo vệ cho vật xá lị của Đức Phật. Đi vào trong là không gian chính trong điện thờ, với những họa tiết trang trí rõ ràng, đầu tư tinh xảo và vô cùng cầu kỳ.
Ở cổng chính điện là những bức tranh, những bức chạm khắc tái hiện lại các giai đoạn, cột mốc chính của huyền thoại Mẹ Si Muang và Đức Phật. Điều đáng nói hơn nữa, ngôi chùa ở đây được xây dựng trên nền phế tích của một ngôi đền Khmer, phía sau ngôi chùa chính vẫn còn phế tích của ngôi đền cũ đó là cửa ra vào và một tòa tháo cũ mang đậm phong cách Khmer truyền thống.